Lưu ngay cách làm chè dừa dầm ngon chuẩn vị

Khi thời tiết nắng nóng khó chịu, còn gì hấp dẫn hơn việc được thưởng thức một ly chè đưa dầm thanh mát, béo ngậy. Đây là món chè rất quen thuộc của người Việt Nam. Vậy bạn đã biết cách làm chè dừa dầm ngon chuẩn vị chưa? Cùng tham khảo ngay các hướng dẫn sau đây!

Khóa học pha chế đồ uống tổng hợp BALUCA  – 0976999418

cách làm chè dừa dầm

Nguyên liệu để làm chè dầm dừa

Bí quyết đầu tiên để có ly chè dầm dừa thơm ngon, hấp dẫn là chọn đúng, đủ nguyên liệu. Một nồi chè dừa dừa là sự hòa quyện của nước cốt dừa, sữa dừa, thạch rau câu dừa và trân châu dừa. Vì thế, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu từng phần nêu trên.

Cụ thể: 

  • Phần nước cốt dừa: Chuẩn bị cùi dừa được lấy từ khoảng 2 quả dừa. Ngoài ra, bạn có thể mua trực tiếp 1kg nước cốt dừa nếu không muốn tự làm. 
  • Phần sữa dừa: Gồm 500 – 800ml nước cốt dừa; đường , muối; 100ml sữa đặc
  • Phần thạch rau câu dừa: Gồm 400 – 500ml nước dừa; 1 gói bột rau câu dẻo; 150ml nước cốt dừa;  đường; nước lọc.
  • Phần trân châu dừa: 300gr cùi dừa tươi; 600gr bột năng; nước ấm

Có thể bạn quan tâm: Cách làm sinh tố xoài ngon khó cưỡng

Cách làm chè dừa dầm ngon, chuẩn vị

Bước 1: Làm nước cốt dừa

Để tự làm nước cốt dừa, bạn sử dụng 2 quả dừa vừa chuẩn bị để lấy cùi dừa tươi. Sau đó, rửa sạch và lấy phần thịt màu trắng để làm nước cốt dừa. Cho phần cùi dừa đã vệ sinh sạch sẽ này vào máy xay sinh tố và lọc để lấy nước cốt. Lưu ý, bạn nên chừa một ít cùi dừa tươi để cắt thành sợi dài. Chúng có thể trang trí và để ăn kèm với chè dừa dầm khi hoàn thành. 

cách làm chè dừa dầm

Bước 2: Làm phần sữa dừa 

Tiếp theo, lấy khoảng 500 – 800ml  nước cốt dừa, một ít đường, muối vào nồi và đun lửa nhỏ cho khoảng từ 10 – 15 để có độ sánh. Say đó, cho 100ml sữa đặc vào nồi và đun thêm vài phút. Cuối cùng, tắt bếp và để hỗn hợp tự nguội. Lúc này, bạn đã có được phần sữa dừa béo ngậy, thơm ngon. 

Bước 3: Làm thạch rau câu dừa

Khi nấu chè dừa dầm, bạn cần chuẩn bị 2 loại thạch là thạch rau câu trắng và thạch rau câu nước dừa tươi. Cách thức thực hiện như sau: 

  • Đối với thạch rau câu trắng, bạn cần làm chúng có màu trắng đục như dừa non. Hãy dùng  nửa gói bột rau câu dẻo trộn với đường, nước lọc khuấy đều trên bếp. Sau đó, cho một ít nước cốt dừa vào để tạo màu. Khi hỗn hợp đã sôi, bạn lấy lớp bọt đọng phía trên bề mặt để thạch được sánh mịn. Cuối cùng, tắt bếp, đổ hỗn hợp này ra khuôn, đợi chúng nguội và cho vào ngăn đông để bảo quản. Khi sử dụng để làm chè dừa dầm, bạn cắt nhỏ miếng thạch sao cho giống cùi dừa non để trang trí. 
  • Đối với  phần thạch rau câu nước dừa tươi: Dùng  nửa gói bột rau câu dẻo còn lại trộn với đường, 400 – 500ml nước dừa và đường khuấy đều. Chờ đến khi hỗn hợp này sôi, bạn vớt phần bọt nổi lên để mặt thạch, sau đó tắt bếp, đổ vào khuôn với những tạo hình thù như trái tim, bông hoa,…Cuối cùng, để nguội và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản. 

Bước 4: Làm trân châu dừa

Để làm trân châu dừa, bạn sử dụng phần bột năng đã chuẩn bị cho vào chậu nhỏ để nhào. Tiếp theo, đổ từ từ nước ấm vào và nhào bột liên tục để có độ sánh mịn, gắn kết. Cuối cùng, bạn dùng màng bọc thực phẩm bao khối bột khoảng 30 phút. 

Để làm nhân cho hạt trân châu, bạn rửa sạch cùi dừa, sau đó, thái hạt lựu với kích thước bằng nhau. Bột sau khi đã để nguội, bạn lấy một lượng nhỏ, ấn dẹp và thêm dừa làm nhân. Cuối cùng, gói lớp vỏ bột lại, bọc kín nhân và vo thành hình tròn. Sau đó, cho những hạt trân châu vừa làm vào nước đun sôi để luộc chín. Khi vớt ra, bạn nên cho chúng vào nước lạnh để trân châu không bị dính vào nhau. 

Bước 5: Làm chè dừa dầm

Để hoàn thành, bạn trộn đều nước cốt dừa, sữa dừa, thạch rau câu, trân châu dừa vừa làm tạo nên một ly chè dừa dầm hấp dẫn. Cuối cùng, thêm ít đá và một ít dừa tươi đã nạo sợi để trang trí. 

cách làm chè dừa dầm

Một số lưu ý khi làm chè dừa dầm

  • Khi chọn dừa để lấy nước làm chè dừa dầm, bạn không nên chọn loại dừa quá non. Lưu ý chọn những quả dừa có vỏ bên ngoài tươi xanh, phần cơm hơi dày một tí sẽ ngon hơn. 
  • Cùi dừa khi sơ chế cần loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ màu nâu để khi xay nước cốt dừa không bị lẫn vị chát. 
  • Khi làm trân châu dừa, bạn cần lựa chọn cùi dừa dày để đảm bảo độ giòn,  ngon của trân châu. 
  • Phần sữa dừa nếu quá ngọt sẽ khiến bạn bị ngấy, lúc này, có thể thêm một ít đá vụn để giảm độ ngọt của ly chè. 
  • Để bảo quản chè dừa dầm được lâu hơn, bạn có thể cho chúng vào bát sứ hoặc chai thuỷ tinh. Sau đó, bảo quản chúng trong tủ lạnh và sử dụng dần. 

cách làm chè dừa dầm

Vậy là bạn đã hoàn thành được một ly chè dừa dầm thơm ngon. Những nguyên liệu gợi ý cách làm chè dừa dầm nêu trên là công thức chuẩn, được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, bạn có thể điều chỉnh để đảm bảo khẩu vị của các thành viên trong gia đình.